Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng phễu bán hàng trên Facebook khi chạy chiến dịch quảng cáo . Có thể 2 khái niệm phễu bán hàng trên Facebook và chuỗi sản phẩm đang còn mới mẻ với bạn, cũng có thể bạn đã quá quen với khái niệm này. Tuy nhiên tại Việt Nam mỗi một người lại có cách triển khai riêng. Hơn nữa đây là kiến thức được đúc kết từ thực tế kinh doanh rất nhiều các mặt hàng khác nhau trên Facebook cho khách hàng của tôi. Nên đây là một bài viết đáng để bạn giành thời gian tham khảo để có thêm những ý tưởng mới cho việc kinh doanh của mình.
Chú ý: Chiến dịch quảng cáo theo khái niệm của tôi không nhất thiết là bạn phải sử dụng trình quảng cáo Facebook Ads. Bạn có thể dùng các kênh miễn phí như group, profile cá nhân facebook và instagram để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Facebook luôn là lựa chọn số một của tôi khi lên kế hoạch kinh doanh online. Việc tích hợp thêm Instagram vào trình quản lý quảng cáo đã giúp chúng ta có thêm một kênh mới để tiếp cận khách hàng rất tuyệt vời. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng phễu bán hàng trên Facebook và xây dựng chuỗi sản phẩm lý tưởng để bứt phá về doanh thu khi bán hàng trên internet nói chung và Facebook nói riêng.
Hướng dẫn xây dựng phễu bán hàng trên Facebook
3 nguồn khách hàng chính trên Facebook
Thứ nhất – Profile cá nhân: Khách hàng online gần đây đang có xu thế tin tưởng vào cá nhân hơn là một đám đông. Vì vậy profile cá nhân đang được sử dụng triệt để trong các chiến dịch marketing. Bạn cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu riêng về sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Hình thành thói quen chia sẻ về lĩnh vực chuyên môn của mình bằng các post, video,… tạo giá trị thực cho khách hàng tiềm năng. Để từ đó có được lòng tin của họ về những gì mà bạn đang cung cấp. Có 2 profile là trang cá nhân facebook và trang cá nhân instagram.
Thứ hai – Group Facebook: Group là một cộng đồng quan tâm đến một lĩnh vực nào đó. Ví dụ Cộng đồng marketing online, cộng động khởi nghiệp,… Group sẽ mang lại cho bạn hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày nếu bạn mang được giá trị cho khách hàng tiềm năng trong các group.
Thứ ba – Fanpage Facebook: Đây là nơi chủ yếu bạn dùng quảng cáo (Facebook Ads) để tiếp cận khách hàng. Thời gian gần đây, việc chạy quảng cáo trên Facebook đã không còn dễ dàng như thời mà facebook mới vào Việt Nam. Bạn cần phải am hiểu một chút về marketing mới có thể tận dụng sức mạnh của công cụ Facebook Ads để mang về khách hàng. Tuy nhiên, nếu sở hữu một fanpage với lượt like trang “khủng” và bạn biết cách khai thác lượng fans like đó thì bạn đang nắm trong tay một kênh bán hàng miễn phí lợi hại nữa cho doanh nghiệp của mình. Việc khai thác như nào để không tốn tiền chạy quảng cáo nằm ở mức độ sáng tạo của bạn.
Xây dựng phễu bán hàng trên Facebook là gì?
Chủ đề của bài viết là xây dựng phễu bán hàng trên Facebook. Do đó, để bắt đầu bạn cần phải xây dựng một phễu của riêng mình. Một bài tập tuyệt vời mà tôi học được từ bậc thầy marketing Dan Kennedy và tôi nghĩ bạn cũng nên làm theo. Tôi sẽ trình bày nó ngay sau đây. Bạn hãy chuẩn bị một tập giấy A4 và một chiếc bút chì để bắt đầu.
Bạn hãy vẽ một chiếc phễu hình chữ Y, rộng trên hẹp dưới. Sau đó kẻ 3 hay 4 đường thằng cắt ngang mặt phễu để tạo thành các tầng. Mỗi tầng từ trên xuống dưới mô tả mức độ thân thiết của khách hàng với doanh nghiệp tăng dần. Ở đầu phễu là một sản phẩm miễn phí nhưng có giá trị cao, tôi gọi đây là sản phẩm thu hút. Nó có giá trị cao với khách hàng, khiến bất kỳ ai nhìn thấy đều sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân (họ tên, email, số điện thoại,…) để nhận. Ví dụ, sản phẩm thu hút của tôi thường là ebook miễn phí, video trên Youtube… Những sản phẩm này giống như các khóa học đào tạo giúp người nhận có thể kinh doanh online trong lúc rảnh rỗi và được tôi chia sẻ miễn phí.
Các bạn có thể sử dụng các bài post, video, sách điện tử, khóa học miễn phí… để làm sản phẩm thu hút, chia sẻ miễn phí chúng lên profile, group, fanpage để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Chú ý, các bạn cần lấy được thông tin của khách hàng tiềm năng khi chia sẻ sản phẩm thu hút. Thông tin có thể là họ tên, email, số điện thoại, công việc, … Bạn có thể thu thập nhiều thông tin mình muốn nhưng tốt nhất nên có 2 thông tin chính là họ tên và email.
Càng xuống đáy phễu, sản phẩm bạn cung cấp cho khách hàng càng đặc biệt và những khách hàng này càng yêu quý bạn. Số lượng khách hàng sẽ ít dần xuống đáy phễu nhưng mức độ thân thiết tăng dần giúp bạn có thể bán được các sản phẩm giá cao hơn. Có điều cần lưu ý rằng không phải ai nhận sản phẩm thu hút cũng sẵn sàng đi đến tầng tiếp theo của phễu. Do đó bạn cần liên tục sáng tạo thêm các sản phẩm thu hút mới, có kế hoạch re-marketing (tiếp thị lại) để tăng sự tương tác với khách hàng. Giúp khách hàng hiểu thêm về bạn, sản phẩm bạn cung cấp. Từ đó thiết lập các mối liên hệ cao hơn với khách hàng đã nhận thông tin của mình.
Ngay sau khi khách hàng nhận sản phẩm thu hút, bạn hãy ngay lập tức giới thiệu một sản phẩm giá rẻ đến họ, tôi gọi đây là sản phẩm đầu phễu. Khi khách hàng đặt mua sản phẩm đầu phễu hoặc yêu cầu thêm thông tin, bạn có thể hiểu là mức độ tin cậy của họ với bạn đã tăng lên. Lúc này bạn cần có kế hoạch đưa họ sang tầng tiếp theo của phễu.
Hình ảnh sau là thang giá trị sản phẩm với giá bán và giá trị tăng dần. Nó giúp bạn dễ hình dung ra chuỗi sản phẩm mà mình cần xây dựng cho phễu bán hàng trên Facebook.
Hình 2. Thang giá trị sản phẩm
Mục tiêu của chúng ta là liên tục có thật nhiều khách hàng tiềm năng từ Facebook đi vào miệng phễu, nhận sản phẩm thu hút và cuối cùng giữ được càng nhiều khách hàng đi qua từng tầng của phễu càng tốt. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này nếu biết khai thác 3 nguồn khách hàng chính trên Facebook mà tôi đã nói ở trên. Phễu bán hàng giúp bạn biết được các bước cần triển khai trong kế hoạch marketing, tương ứng với các bước trên phễu là các sản phẩm bạn sẽ cung cấp trên thang giá trị.
Cứ mỗi lần khách hàng đặt mua sản phẩm đầu phễu ta sẽ dẫn dắt họ tiến thêm một bước trên thang giá trị, đi sâu vào các tầng tiếp theo trong phễu bán hàng trên Facebook. Khách hàng ở mỗi tầng sẽ được bạn cung cấp những giá trị khác nhau nhưng lý tưởng nhất là chúng ta sẽ chăm sóc họ cả đời với sản phẩm trả tiền định kỳ hoặc liên tục cung cấp những sản phẩm có giá trị cao đến khách hàng. Lý tưởng hơn nữa là bạn có thể tự động hóa toàn bộ quá trình khách hàng đi qua từng giai đoạn của phễu.
Tôi muốn trình bay rõ ràng mục này vì muốn bạn hiểu và làm theo mô hình phễu bán hàng trên Facebook. Bạn cần phải biết tư duy chiến lược hơn là biết cài đặt công cụ. Với 3 nguồn khách hàng ở trên, chỉ trong một ngày thôi bạn có thể dễ dàng học được cách sử dụng các công cụ khác nhau (như làm chủ trình quản lý quảng cáo, cài đặt chatbot tự động, cài đặt chuỗi email marketing,…) Tuy nhiên bạn cần phải có chiến lược cụ thể để các chiến dịch bán hàng không trở nên vô ích. Có rất nhiều người đã hỏi tôi những câu đại loại như “website của họ đã tăng từ vài chục truy cập lên vài trăm rồi vài nghìn… nhưng tại sao lượng khách hàng / tháng vẫn không tăng?”. Câu trả lời của tôi luôn là họ thực sự giỏi về công cụ nhưng họ không biết cách lấy được thông tin khách hàng tiềm năng.
Bạn đã vẽ xong phễu bán hàng cho mình chưa? Nếu chưa, hãy inbox cho tôi với tin nhắn “phễu bán hàng trên Facebook” để tôi có thể hướng dẫn bạn.
Làm gì để tự động hóa hệ thống bán hàng?
Có 2 cách để tự động hóa được hệ thống bán hàng trên Facebook. Một là sử dụng chatbot Facebook messenger tự động, tối ưu hóa quá trình khách hàng nhắn tin đặt hàng thông qua messenger. Cách thứ 2 bạn cần có một website hoặc landing page, tối ưu hóa lưu lượng truy cập vào đó và thu thập thông tin khách hàng. Ngay sau khi họ đăng ký nhận sản phẩm thu hút, bạn sử dụng email tự động tương tác với họ và đưa họ dọc theo từng tầng của phễu đã xây dựng từ trước.
Với mỗi phễu bán hàng trên Facebook tôi tạo ra, tôi thường kết hợp cả 2 công cụ trên để mang lại hiệu quả cao nhất. Vì dù có đẹp mắt đến đâu, một fanpage cũng không thể trình bày cuốn hút bằng một website hay một landing page. Hơn nữa, một khách hàng sẵn sàng click vào đường dẫn để đi vào website hoặc landing page để xem chi tiết thông tin… luôn tiềm năng hơn một khách hàng chỉ dạo qua post quảng cáo trên fanpage. Vì thế kết hợp cả 2 phương pháp sẽ mang lại cho khách hàng nhiều thông tin họ tìm kiếm hơn, bạn cũng dễ dàng phân loại khách hàng cho chiến dịch re-marketing của mình.
Trong cuốn sách “Facebook Marketing Master” tôi trình bày chi tiết từng khái niệm về phễu bán hàng, chuỗi sản phẩm, các kỹ thuật để tăng giá trị trên một đơn hàng, kỹ thuật xây dựng đối tượng khách hàng, kỹ năng viết quảng cáo… cũng như ví dụ về các sản phẩm trong phễu bán hàng trên Facebook, bạn có thể download miễn phí tại đây.
3 bước triển khai phễu bán hàng trên facebook trong thực tế
Bạn đã xây dựng phễu bán hàng trên Facebook xong rồi đúng không? Việc tiếp theo là triển khai các bước với 3 nguồn khách hàng chính tôi đã giới thiệu ngay từ đầu.
Bước 1: Hãy xác định xem khách hàng của bạn chủ yếu nằm ở đâu? Trên profile cá nhân, trên group hay trên fanpage? Hãy sáng tạo thật nhiều sản phẩm thu hút và chia sẻ chúng. Tại profile cá nhân, bạn dễ dàng kêu gọi mọi người chia sẻ sản phẩm thu hút đó đến những người bạn khác không nằm trong danh sách bạn bè của bạn. Từ đó mang lại sự lan tỏa rất lớn cho sản phẩm thu hút. Ta có 2 kênh profile là trang cá nhân Facebook và Instagram. Hãy kết bạn thật nhiều và thường xuyên chia sẻ những thông tin giá trị đến họ.
Tại các group, bạn cần phải biết được group nào thì phù hợp với sản phẩm của mình. Nếu group nào bạn cũng chia sẻ mà không nhận được sự tương tác, bạn sẽ bị Facebook khóa chức năng chia sẻ. Khỏi phải nói nó sẽ tệ như nào với chiến dịch kinh doanh của bạn. Ví dụ bạn bán linh kiện điện thoại thì tìm các group liên quan đến điện thoại để chia sẻ. Sẽ dễ dàng nhận được các tương tác có lợi cho thương hiệu của bạn hơn. Nếu bạn không có đối tượng cụ thể nào, nghĩa là bạn chưa xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và phễu bán hàng trên Facebook. Nhắm đúng đối tượng luôn mang lại sự hiệu quả. Vì thế hãy tập cho mình các thói quen xác định đối tượng và xây dựng sản phẩm thu hút phù hợp.
Các cộng đồng trên facebook là kênh tiếp thị “béo bở” bạn cần khai thác. Các thành viên tham gia cộng đồng họ có chung các vấn đề để thảo luận. Cộng đồng càng có nhiều thành viên tương tác thì càng chất lượng và bạn cần giành thời gian vào đó. Ví dụ “cộng đồng làm cha mẹ” có chung các vấn đề về nuôi dạy con .v.v… Hãy lắng nghe và thấu hiểu thành viên trong các cộng đồng này có những mong muốn gì. Thông thường sẽ có 3 dạng sau:
- Vấn đề cấp bách, nỗi đau gì cần được giải quyết gấp
- Một cơ hội phát triển hơn so với cuộc sống hiện tại
- Sự sung sướng, cảm xúc cần được thỏa mãn ngay
Tại fanpage cũng tương tự, bạn cần có các nhóm đối tượng khách hàng cụ thể để cài đặt quảng cáo. Trong cuốn “Facebook Marketing Master” tôi đã bật mí cách giúp bạn biết được đối thủ của bạn đang bán chuỗi sản phẩm gì? Họ quảng cáo vào những nhóm đối tượng nào?… Rất nhiều thứ giúp bạn rút ngắn thời gian chuẩn bị. Bạn hãy tải về để tham khảo tại đây. Nhắm đúng đối tượng khi quảng cáo sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian.
Chạy quảng cáo facebook không đúng cách sẽ tốn rất nhiều tiền của bạn. Vì thế theo ý của tôi, hãy tập trung vào kênh profile cá nhân và group trước. Khi có khách hàng tương tác từ 2 kênh này bạn sẽ có thêm kinh nghiệm xác định đối tượng khách hàng khi cài đặt quảng cáo. Hãy liên tục sử dụng 3 kênh này để liên tục có dòng khách hàng đi vào phễu.
Bước 2: Sau khi có khách hàng đi vào phễu. Bạn sử dụng chatbot tự động hoặc email ngay lập tức liên hệ với họ. Ví dụ, ngay sau khi khách hàng nhận video hướng dẫn làm website bán hàng từ tôi. Tôi sẽ có một email hoặc một tin nhắn messenger gửi đến họ với nội dung: “Video hướng dẫn tự làm website bán hàng với chi phí 0đ đang được gửi đến bạn. Với các video này bạn sẽ dễ dàng có được những website chuyên nghiệp mà không tốn 1 đồng nào cả. Tuy nhiên bạn đã biết cách kéo truy cập vào website của mình chưa? …” Ngay sau đó là bài hướng dẫn khách hàng kéo khách hàng truy cập vào web. Cứ thế tôi trao giá trị cho khách hàng. Bạn cũng có thể làm như thế với một hệ thống messenger hoặc email tự động.
Hãy tương tác với khách hàng thường xuyên để làm ấm thêm mối quan hệ giữa bạn và họ. Từng bước giải quyết các vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải là một hướng đi đúng đắn. Kể cả có những khách hàng chỉ nhận những chia sẻ miễn phí. Bạn cũng đã trở thành một chuyên gia trong mắt của họ rồi. Đó là cái được của bạn, sự lan tỏa sẽ đến vào một lúc mà bạn không ngờ tới. Vì vậy, hãy bắt đầu với bài tập xây dựng phễu bán hàng trên facebook một cách thường xuyên nhất có thể.
Bước 3: Hãy chuẩn bị một kế hoạch re-marketing và phân loại nhóm đối tượng cần tiếp thị lại.
- Nhóm đối tượng đã truy cập vào link website, landing page nhưng không để lại thông tin.
- Nhóm đối tượng tương tác (bình luận, nhắn tin, chia sẻ,…) nhưng không để lại thông tin.
- Nhóm đối tượng đã đăng ký nhận mồi câu nhưng chưa mua sản phẩm đầu phễu.
- Nhóm đối tượng đã mua sản phẩm đầu phễu nhưng không mua sản phẩm tiếp theo trong phễu.
- Nhóm đã mua một sản phẩm giá cao rồi dừng lại không sử dụng thêm các sản phẩm khác.
Nghiên cứu để biết được chính xác những gì họ đang mong muốn để đưa họ sang chuỗi sản phẩm phù hợp với họ hơn. Từ đó cài đặt chiến dịch tiếp thị lại hiệu quả. Có thể là một chuỗi tin nhắn messenger khác, mỗi chuỗi email chào hàng khác, một mẫu quảng cáo, bài post với mồi câu thu hút khác…
Chỉ với 3 bước trên, bạn đã có thể triển khai kinh doanh trên Facebook rồi. Với người mới bạn sẽ có tâm lý lo lắng. Tuy nhiên hãy bình tĩnh xây dựng kế hoạch và triển khai từng bước một. Hãy đặt câu hỏi cho tôi theo từ khóa “phễu bán hàng trên facebook” theo mục comment bên dưới, tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Tôi đã cố gắng trình bày chi tiết nhất để giúp bạn xây dựng phễu bán hàng trên facebook và chuỗi sản phẩm để bắt đầu kinh doanh. Hãy bình luận bên dưới để đặt câu hỏi cũng như cho ý kiến của bạn để các bài viết sau của tôi được tốt hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Hãy chia sẻ bài viết đến những người bạn của bạn nhé ! Thanks you!!!
Hình ảnh mình họa trong bài viết được tải về từ google.Nguyễn Xuân Hiệp